Các loại cây thảm nền trang trí sân vườn

Nói đến cỏ nền trang trí sân vườn khiến ta sẽ liên tưởng ngay đến thảm cỏ xanh ngát trải dài dọc 2 bên Xa lộ Hà Nội giúp dịu đi cái nắng gắt cho người đi đường.

Các loại cỏ làm thảm trồng trang trí sân vườn có nhiều loài tùy thuộc vào ý đồ thiết kế cảnh quanh và chi phí đầu tư nhiều hay ít của gia chủ.

1. Cỏ tạo thảm xanh sân vườn với diện tích lớn

 

Cỏ lá gừng (cỏ lá tre)

    Thông thường người ta lựa chọn trồng cỏ lá gừng, có tên khoa học là Axonopus compressus .Loại cỏ này vừa dễ trồng, nhanh tạo thảm lại rẻ tiền.Tuy nhiên cỏ lá gừng có 1 nhược điểm là khả năng chịu hạn kém và mất thời gian công sức cắt tỉa hàng tháng để duy trì độ cao của cỏ đảm bảo mỹ quan sân vườn.

2. Cỏ lông heo, cỏ nhung Nhật

Cỏ nhung Nhật

Cỏ lông heo ( tên khoa học là Zoysia tenuifolia Willd), và cỏ nhung ( tên khoa học là Zoysia japonica) là những loại cỏ có lá rất ngắn, nhuyễn, tạo nền thảm mịn và có màu xanh sáng, người ta thường trồng cỏ nhung Nhật, cỏ lông heo trên đồi cao, dọc đường đi dạo, mảng cỏ có diện tích nhỏ do cỏ nhung Nhật và cỏ lông heo khá đắt và công tác trồng tạo mặt bằng và chăm sóc loại thảm cỏ này cũng đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao. Đối với những căn biệt thự sân vườn nên sử dụng loại cỏ trang trí này để làm ngôi nhà thêm sang trọng.

3. Cỏ đậu phộng ( cỏ lạc tiên)

Cỏ đậu phụng

    Cỏ đậu phộng (cỏ lạc tiên) có tên khoa học là Arachis pintoi, thuộc họ Đậu, có lá như cây đậu phộng nhưng lại cho hoa màu vàng rất đẹp, trồng cỏ đậu phộng đòi hỏi đất trồng phải thoát nước tốt và chăm sóc bón phân hàng tháng. Cỏ đậu phộng thích hợp trồng trên dải đất hẹp dài, sẽ tạo thành mảng cỏ vàng sáng, nếu trồng với diện tích lớn thì sau thời gian khoảng 5 - 6 tháng thảm cỏ dễ bị hư rụi do bị sâu xám tấn công, cỏ sẽ xuất hiện từng vệt đen rất khó phục hồi, và chết.

4.  Hoa cúc khuy  ( cúc mặt trời)

Hoa cúc khuy có tên khoa học là Wedelia trilobata. Loại cúc này có xuất xứ từ Thái Lan, rất dễ trồng và dễ chăm sóc, hoa có màu vàng dễ thương lại chịu hạn tốt. Có thể nói đây là loài cỏ có hoa có sức sống rất mãnh liệt, nó có thể sinh trưởng tốt trên nền cát, đất đỏ cằn cỗi, chính vì thế cỏ cúc khuy có thể mọc hoang và cạnh tranh dinh dưỡng với các loại cỏ khác ngoài thiên nhiên. Hiện nay cỏ cúc mặt trời được trồng rất nhiều với mục đích để phủ xanh đất trống xung quanh các cây cầu vượt nhằm tiết kiệm nước tưới do đây là giống cỏ chịu hạn tốt nhất.

5. Cỏ Đài Loan

    Tên khoa học là Ophiopogon japonicus. Loại cỏ này có lá ngắn màu xanh sẫm, mọc thành từng tép nhỏ, sinh trưởng chậm. Cỏ Đài Loan có thể mọc được những nơi ít ánh sáng như trong nhà, giếng trời, gốc cây…được sử dụng như loại cỏ nội thất.

6. Cỏ lan chi

Cỏ lan chi lá ngắn

     Cỏ lan chi lá ngắn ( có tên khoa học là Chlorophytum bichetii ) có mép lá màu trắng, phía bên trong màu xanh nhạt, được sử dụng để trang trí gốc cây hay viền bồn dưới bóng râm. Cỏ lan chi trồng ở nơi nhiều ánh nắng sẽ dễ bị cháy lá.

Cỏ lan chi lá dài

    Cỏ lan chi lá dài có tên khoa học là Ophiopogon jaburan. Có 2 loại lá dài màu trắng và lá dài màu xanh thẫm.

Nhận xét