Trị bệnh trùng mỏ neo ở thân cá

Trùng mỏ neo là một loại ký sinh trùng phổ biến trên cá  koi có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Ở giai đoạn chưa trưởng thành chúng trú ngụ trong mang của cá Koi, đến khi trưởng thành chúng giao phối với nhau và con đực sẽ rời khỏi sống tự do vài ngày trong nước rồi chết, còn con cái lại sống ký sinh trên cơ thể Koi. 

 

Trùng mỏ neo đẻ trứng mà không bị phát hiện ở hồ/bể cá Koi, chúng nở ra khi điều kiện và nhiệt độ nước thích hợp, trứng nở ra ấu trùng bơi lội tự do trong nước xong trải qua nhiều lần lột xác và trở thành trùng trưởng thành.

Khi trưởng thành, con trùng này đầu có sừng hình mỏ neo cắm chặt vào da của cá koi, hút dưỡng chất trong cơ thể cá. Trùng mỏ neo sống ký sinh trên toàn bộ phần phía ngoài cơ thể cá như da, vây, đuôi, mắt, mũi, xoang miệng và mang gây nên những vết thương chảy máu là nguyên nhân gây nên các bệnh nhiễm khuẩn. 

 

Những cá thể koi bị bệnh thường gầy yếu, ngứa ngáy khó chịu, kém ăn. Cá bơi lội chậm chạp.

 

CÁCH ĐIỀU TRỊ:

Sử dụng Dimilin ( Dimilin có thành phần thuốc trừ sâu nên khi đánh vào nước, cá rất mệt nên phải cân nhắc trước khi dùng), trước khi đánh thuốc phải đảm bảo trong hồ không có cây thuỷ sinh, nếu có cây thuỷ sinh thì phải cho nước dâng cao hơn bình thường ít nhất 3cm.

CÁCH ĐÁNH:

 

– Ngày thứ 1: liều 1 (1- 2g/m3), tuỳ theo mức độ nhiễm bệnh và thể trạng của cá.

– Ngày thứ 3: thay 20% nước và đánh liều thứ 2 như liều 1.

– Ngày thứ 7: thay 20% nước và đánh liều thứ 3

– Ngày thứ 9: thay 20% nước và đánh liều cuối cùng

– Ngày 12, 13, 14: thay 20% nước

– Ngày 15 cho cá ăn trở lại.

 

CHÚ Ý: Đánh đúng liều để diệt được toàn bộ trứng, ấu trùng ký sinh trong hồ, tránh tái lại nhiều lần.



Nhận xét